1/ Bù riêng (Qc3, Qc7, Qc9):
Bù riêng nên được xét đến khi công suất động cơ đáng kể so với công suất mạng điện;
Bộ tụ bù mắc trực tiếp vào đầu dây nối của thiết bị dùng điện có tính cảm;
Công suất của bộ tụ bù phải được giới hạn phù hợp với công suất (kW) của động cơ.
*Ưu điểm:
– Giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
– Giảm dòng phản kháng tới động cơ.
– Giảm kích thước và tổn hao dây dẫn đối với tất cả dây dẫn.
*Nhược điểm:
– Vận hành khó khăn.
– Tụ bù chỉ hoạt động khi động cơ làm việc.
– Gây hiện tượng tự kích từ đối với động cơ.
2/ Bù theo nhóm (Qc6, Qc8):
* Ưu điểm:
– Giảm tiền điện do giảm tiêu thụ công suất phản kháng.
– Giảm dòng điện tới tủ động lực, tủ phân phối.
– Giảm tiết diện cáp đến các tủ phân phối.
– Giảm tổn hao công suất trên dây dẫn.
* Nhược điểm: khi có sự thay đổi đáng kể của tải, xuất hiện nguy cơ bù dư và kèm theo hiện tượng quá điện áp.
3/ Bù tập trung (Qc1, Qc2, Qc4, Qc5):
Áp dụng khi tải ổn định và liên tục;
Bộ tụ bù đấu vào thanh góp hạ áp của tủ phân phối chính và được đóng trong thời gian tải hoạt động.
* Ưu điểm:
– Giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
– Đơn giản trong vận hành và lắp đặt.
– Làm nhẹ tải cho máy biến áp và do đó có khả năng phát triển thêm các phụ tải khi cần thiết.
* Nhược điểm:
– Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả lộ ra tủ phân phối chính của mạng hạ thế.
– Kích cỡ của dây dẫn, công suất tổn hao trên dây của mạng điện sau vị trí lắp tụ bù không được cải thiện.
