Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện công nghiệp cần thiết kế, lắp ráp có nhiều cách làm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung thực hiện lắp đặt tủ điện công nghiệp đều bao gồm các bước sau
1. Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết.
2. Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động.
3. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ.
4. Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ.
5. Đấu dây dẫn điện.
6. Cấp nguồn, chạy không tải.
Hệ thống điện phân ra 3 khối chung
1> Khối cấp nguồn
2> Khối điều khiển( Các relay bảo vệ…)
3> Khối chấp hành(Nhất thứ như máy cắt, dao cách ly…)
Vậy lúc đó bạn cần xem tủ điện bạn tìm hiểu là thuộc khối gì?
Nếu là phần nguồn thì bạn chú ý đến các thiết bị như:
a> Thiết bị bảo vệ: Aptomat, cầu chì…
b> Thiết bị đo lường: Công tơ, đồng hồ voltage, đồng hồ Ampere…
c> Thiết bị chuyển đổi: CT,Sunrelease…
d> Thiết bị điều khiển giám sát: Relay,…
e> Ngoài ra cần quan tâm đến các thiết bị phụ khác như Relay trung gian…
Nếu là phần tủ điện điều khiển và bảo vệ bạn phải chú ý đến những điều sau:
a> Thiết bị điều khiển bảo vệ( Chính): Relay
b> Thiết bị đo lường
c> Thiết bị kết nối( Dùng điều khiển từ xa như đk từ máy tính…): Swith mạng, hệ thống chuyển đổi kết nối…
Nói chung, để nói về những cấu trúc của tủ bạn cần phải xem xem mục đích của tủ đó là gì? Mục đích của nó là làm gì để từ đó vận dụng những kiến thức đã có của bạn vào việc nghiên cứu nó.